Sáng 7.8,ìsaophảiđậpbêtôngcứucâyxanhgầnsânbayTânSơnNhấtỷ lệ cược bongdaso những mảng bê tông bịt kín 30 gốc cây xanh trên đường Trường Sơn (P.2, Q.Tân Bình) đoạn gần sân bay Tân Sơn Nhất đã được đập bỏ để trả lại không gian sinh trưởng cho cây.
Đại diện Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP.HCM cho biết đây là bê tông thấm nước (hay còn gọi bê tông rỗng). Theo quan sát, các mảng bê tông quanh gốc cây sau khi bị đập bỏ được trám vữa theo hình chữ nhật, chừa khoảng đất cách gốc cây khoảng 10 – 20 cm. Đáng chú ý, nhiều cây sau khi đập bỏ bê tông bịt kín gốc đã để lộ phần gốc biến dạng.
Đập bê tông giải cứu 30 cây giáng hương gần sân bay Tân Sơn Nhất
Bê tông thấm nước là gì?
Trao đổi với Thanh Niên,đại diện Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP.HCM cho biết, lớp bê tông bịt kín gốc cây nằm trong dự án mở rộng đường Trường Sơn. Đây là dự án đầu tiên TP triển khai bó vỉa cây xanh bằng bê tông tự thấm. Sau này, qua đấu thầu, công ty cây xanh mới tiếp nhận duy tu cây xanh trên đường Trường Sơn, khi đó lớp bê tông này đã hiện hữu.
"Bê tông thấm nước là bê tông có độ rỗng nhất định. Khi mưa hoặc tưới nước thì nước có thể ngấm xuống gốc cây. Dạng bê tông thấm nước này ở nước ngoài thường sử dụng để xử lý nền vỉa hè hay trong sân để khi mưa thì nước mưa ngấm xuống lòng đất", vị này giải thích.
Những gốc cây lộ ra bị biến dạng sau khi đập bỏ bê tông bịt kín
Vũ Phượng
Đại diện công ty cây xanh cho hay, qua kiểm tra công nhân phát hiện có một số cây sinh trưởng, gốc cây to ra đã vượt qua phần khoảng trống được chừa lại nên gốc ở khoảng không trên phình ra.
"Hiện trạng này là nhược điểm của thi công bê tông thấm nước làm bó vỉa cây xanh. Vì khi đổ bê tông rỗng làm bó vỉa sẽ không quan sát được phía dưới, đến khi đập ra mới thấy một số gốc cây bị thắt lại. Những trường hợp này công ty sẽ tiếp tục theo dõi, nếu thấy mất an toàn hay có nguy cơ sẽ chủ động đề xuất xử lý hoặc thay cây mới. Việc gốc cây biến dạng chúng ta có thể bắt gặp ở những khu vực núi, gốc cây trong quá trình sinh trưởng vướng đá nên biến dạng", đại diện công ty nhận xét.
Theo tìm hiểu, ngoài đường Trường Sơn, trên đường Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Cao Vân, Mạc Đĩnh Chi… cũng được đổ bê tông thấm nước quanh các gốc cây. Đại diện công ty cho hay, trong tuần qua, đơn vị đã kiểm tra lại hết các tuyến đường trên và thấy vẫn còn khoảng không gian để gốc cây phát triển bình thường.
"Đổ bê tông thấm nước có thể giúp tăng mỹ quan đô thị và thấm nước khi trời mưa. Tuy nhiên, bó vỉa cây xanh là bê tông thấm nước cũng gây một số khó khăn cho quá trình duy tu vì muốn kiểm tra không gian sinh trưởng của cây thì phải nạy hết lên. Và chính vì thấm nước được nên cũng thấm hóa chất được. Trường hợp cây bị tưới hóa chất muốn kiểm tra cũng không được", đại diện công ty chia sẻ.
Cây xanh đang bị bức hại thế nào?
Ngoài vị trí 30 gốc cây giáng hương ngay dưới cầu vượt vào ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, ghi nhận của PV, trên đường Trường Sơn cũng có nhiều gốc cây khác bị lát đá granit hoặc trám xi măng. Nhiều gốc cây trong số đó cùng còn dấu vết vừa đập lớp đá lót bó vỉa kín gốc cây, những bao đá vẫn còn chưa được thu dọn hết.
Bà M. (bán nước trên đường Trường Sơn) giải thích: "Tôi đặt đá granit lên gốc cây để khỏi dơ. Mỗi lần mưa nước đọng lại dơ lắm. Có quét cỡ nào cũng không sạch, mà lót đá lên thì quét sạch hơn". Ông H.T.H (bảo vệ quán ăn trên đường này) cho rằng: "Cây lót gạch bịt kín gốc nhưng không ảnh hưởng gì vì cây hô hấp trên lá"(?!).
Theo số liệu tổng hợp của công ty cây xanh từ 1.1 – 31.7.2023, có 719 cây xanh bị xâm hại, trong đó có tới 490 cây xanh bị xâm hại do thi công công trình, bao gồm công trình hạ tầng kỹ thuật như cầu, đường, vỉa hè, đường dây cáp điện, chiếu sáng, viễn thông ngầm, đường ống cấp nước, thoát nước, chống ngập và các công trình xây dựng chung cư, trụ sở văn phòng, trường học, lắp đặt trụ quảng cáo.
Có 142 cây xanh bị xâm hại có chủ đích như: chặt hạ, bứng mất cây hoặc dời sang vị trí khác, đổ hóa chất độc hại gây chết cây, chặt trụi cành nhánh, ngăn cản trồng cây theo quy định; 80 cây xanh bị xâm hại do thiếu ý thức như: xe đụng hoặc va quẹt vào cây, đốt rác làm cháy tán cây, treo đèn trang trí trên cây…
Công ty cây xanh nhận định, việc cây xanh bị xâm hại vẫn diễn ra trên đường phố hằng ngày. Các hành vi như treo băng rôn quảng cáo, đóng đinh vào cây… cũng là xâm hại cây xanh. Công ty có công nhân đi kiểm tra hằng ngày và báo cáo về công ty các trường hợp cây xanh bị xâm hại, từ đó công ty gửi Sở Xây dựng và địa phương để phối hợp xử lý.